Tại Việt Nam hoạt động thám tử cũng đã sơ khai phát triển, nếu như không muốn nói là đã có ngay từ những buổi đầu tiên giặc Pháp nổ súng xâm lược nước ta từ thế kỷ 19. Hình thức chủ yếu là các hoạt động do thám và dò xét của chính phủ lâm thời
Theo tài liệu báo chí cũ, một trong những người làm nghề thám tử tư đầu tiên ở VN là ông Lê Văn Lương với văn phòng thám tử
Đến năm 1962 ông mở văn phòng thám tử tư tiếng tăm nhất Sài thành và trở thành một trong những người nắm giữ
nhiều thông tin làm ăn và đấu đá của giới doanh nhân, chính khách chóp
bu của chế độ ngụy quyền.
Theo
lời kể của nhà báo Thuận Giang, ở Sài Gòn thời ấy, tòa nhà số 109A đẹp
nhất phố Pasteur có nhiều gia đình đang ở, đã được bán cho một ông chủ
với giá 300 lượng vàng. Ông chủ đập nhà cũ và xây nên tòa nhà lộng lẫy
hơn xưa nhiều phần rồi treo lên tấm biển Lelion Lefort Agency và hàng
chữ tiếng Việt là Văn phòng thám tử tư.
Người
ta thường thấy lui tới đây một người đàn ông cao lớn, đạo mạo đi chiếc
xe hơi hiệu Mercedes SE 280, một trong ba chiếc xe sang trọng nhất Sài
Gòn bấy giờ. Hai chiếc xe còn lại do ông chủ hãng xây dựng người Pháp
và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sở hữu.
Hình ảnh thám tử tư
với chiếc tẩu thuốc và cái mũ phớt đã trở thành biểu tượng đặc trưng
sau khi cuốn tiểu thuyết Shelock Holmes của Conan Doyle ra đời. Câu
chuyện trinh thám này đã lôi cuốn giới trẻ một cách mãnh liệt, nó đã đi
vào tiềm thức của hầu hết các dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam cũng
như hầu hết các quốc gia phát triển hình ảnh thám tử lại rất đời
thường, thay vì mũ phớt và chiếc tẩu thuốc họ phải có ngoại hình và
cách ăn mặc không nổi bật trước đám đông. Có thể ví họ như những con
tắc kè.
Về
thực chất lĩnh vực hoạt động của thám tử là tổ chức các cuộc điều tra
tư trên cơ sở các thông tin ban đầu đã có để tìm ra sự thật của vụ án.
Hoạt động này tiến hành song song và độc lập với cơ quan cảnh sát điều
tra. Nó có thể là bổ sung nhưng cũng có thể là đối lập với các chứng
cứ, thông tin mà cảnh sát thu thập được, chính điều này luôn tạo lên
khoảng cách giữa cảnh sát và thám tử. Nhìn từ góc độ của người dân họ
luôn tin vào nguồn tin do thám tử cung cấp hơn là cảnh sát, còn báo
giới coi sự có mặt của thám tử sẽ tạo lên một sự hoàn thiện trong khâu
điều tra phá án. Nó bổ sung cho những khiếm khuyết của một công cụ quản
lý nhà nước: Cảnh sát điều tra.
Chúng
tôi cho rằng chính phủ cần ban hành điều luật cụ thể và rõ ràng hơn để
có nhiều người có điều kiện giống chúng tôi theo đuổi nghề thám tử một
cách chuyên nghiệp như hoạt động của giới luật sư hiện nay. Quả thật là
rất chẫm trễ bởi luật luật sư mới chỉ vừa ra đời vào 7/2006 sau bao
nhiêu năm được thừa nhận và phát triển hoạt động luật sư. Có lẽ, luật thám tử sẽ chưa thể ban hành trong 1,2 năm tới được.