Thám tử tư - BCI
Thám tử Việt Nam
Thám tử 24h
Tư vấn trực tuyến
Tư vấn trực tuyến
Đối tác/ khách hàng
Thamtu24h.org Luật 24h http://thamtutu.vn/tin-tuc-trong-nuoc/tham-tu-cuoc-chien-chong-hang-gia-hang-nhai/ Nghề luật Thám tử tư Thám tử 24h Dieutratu.com Ngheluat.net Luatsu24h.org

Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Cập nhật: 18/5/2009 | 3:37:46 PM

Tình trạng hàng nhái, hàng giả vẫn tiếp tục phát triển trong những năm qua không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người tiêu dùng mà còn phá vỡ môi trường kinh doanh cũng như uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Để góp phần khắc phục vấn nạn này, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội thảo quốc gia về chống hàng giả và các biện pháp kiểm soát biên giới trong 2 ngày 15, 16/5 tại Hà Nội, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế.

Việt Nam trong danh sách 6 điểm nóng về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Ông Sam Ho, Chủ tịch Hiệp hội Điện ảnh Mỹ đem đến Hội thảo một câu chuyện đại ý rằng: Ngay sau khi Hiệp hội Điện ảnh Mỹ đưa ra sáng kiến đào tạo chó nghiệp vụ để phát hiện DVD dởm tại các chợ đen trên toàn thế giới bằng cách cài vào đĩa một loại mùi đặc biệt thì ngay sau đó không lâu, vào tháng 4/2008, tại Malaysia, bọn tội phạm làm đĩa lậu đã treo giá 300.000 USD để giết loại chó phát hiện DVD dởm này.

Theo ông Sam Ho, hàng giả đang là một loại "tội phạm" trên phạm vi toàn thế giới. Hiệp hội Điện ảnh Mỹ phải dành ra từ 5,5 đến 12 triệu USD/ năm để truy quét phim dởm, đĩa lậu tại Mỹ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cũng theo ông Sam Ho, kết quả điều tra của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho thấy, vấn nạn làm hàng giả gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm; Việt Nam là quốc gia nằm trong số 6 khu vực được xem là điểm nóng của thế giới về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo thống kê của Ban chỉ đạo 127/T.Ư, tỷ lệ hàng giả tại thị trường hiện chiếm 8% đối với các loại dược phẩm và 25% đối với các loại rượu. Hàng giả, hàng nhái khá phổ biến ở nhiều mặt hàng, từ những mặt hàng thông thường như mỹ phẩm, quần áo, hàng hiệu túi xách, xi măng; những mặt hàng liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, như tân dược, rượu, một số thực phẩm đến những mặt hàng có tính kỹ thuật, những mặt hàng cao cấp, có giá trị lớn, như phụ tùng xe máy, đầu VCD, DVD rồi cổ phiếu, tiền.

Và đến cả "tem chống hàng giả" cũng bị làm nhái, làm giả. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, trong năm 2007, Chi cục QLTT đã phát hiện và tịch thu lô hàng 100 bộ thiết bị mạng mang nhãn hiệu Cisco Systems của Công ty TNHH Ứng dụng và phát triển thông tin nhập khẩu là hàng giả có xuất xứ từ nước ngoài; phát hiện các loại giày da từ Hà Nam, kính mắt từ Thái Bình, đồ cơ - kim khí có nguồn gốc từ Hà Tây đều được gắn các nhãn mác nổi tiếng để bán ra thị trường. Công an TP Hà Nội cũng đã phát hiện nhiều vụ lưu hành tiền giả.

Trong 4 tháng đầu năm 2008, Tổng cục Hải quan đã tiếp nhận và xử lý 30 đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với sản phẩm của các hãng Honda, Nokia, Gucci, Abbott, Nike, Chanel; bắt giữ và xử lý 13 vụ với số tiền phạt lên đến hàng tỷ đồng...

Doanh nghiệp phải tự cứu mình

Đại diện của Công ty Việt Tiến, Công ty Nike đều than phiền, việc xử lý vi phạm còn quá nhẹ tay, chủ yếu là xử phạt hành chính; lực lượng kiểm tra còn mỏng, các hành vi làm hàng nhái, hàng giả lại ngày càng kỹ xảo, tinh vi trên thực tế đã khiến chính doanh nghiệp cảm thấy mình quá đơn độc trong cuộc chiến này.

Ở Mỹ, để tự bảo vệ quyền lợi cho mình, các công ty đều có bộ phận riêng hoặc thuê các công ty chuyên môn để bảo vệ bản quyền. Trong trường hợp bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các công ty đều có hình thức phối hợp về phương tiện, hỗ trợ kinh phí cho các lực lượng thực thi.

Tất nhiên, biện pháp này phải phụ thuộc vào khả năng tài chính cũng như quy mô của doanh nghiệp. Thêm nữa, cùng với sự nỗ lực của các ngành chức năng, doanh nghiệp cũng cần có thói quen bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình qua con đường tố tụng, bởi đây là cách giải quyết triệt để nhất.

Tại Việt Nam, một đơn vị điển hình trong việc tự bảo vệ mình là Công ty Unilever Việt Nam. Ông Mai Hoà Việt, Trưởng ban Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Công ty này chia sẻ: Unilever là một công ty đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng mỹ phẩm.

Ngoài các sản phẩm thông thường của Công ty bị làm giả, làm nhái như bột giặt Omo, dầu gội đầu, sữa tắm các loại, nhiều sản phẩm của Unilerver không sản xuất cũng bị làm giả như: các loại thuốc chăm sóc tóc, da, bàn chải đánh răng...

Trước thực trạng này, công ty đã xây dựng đội ngũ chuyên trách chống hàng giả, phối hợp chặt chẽ với đội ngũ hải quan cửa khẩu và hải quan biên giới giám sát thường xuyên cũng như cung cấp các tài liệu liên quan đến sản phẩm bị làm giả. Bộ phận chống hàng giả của công ty khoảng 10 người.

Các thành viên này có mặt ở nhiều nơi, vào vai nhiều đối tượng khác nhau để đi thực tế thị trường nhằm phát hiện và xác minh hàng giả, hàng nhái, đạt hiệu quả cao

(Nguồn tin:  Hoàng Mai)