Thám tử tư - BCI
Thám tử Việt Nam
Thám tử 24h
Tư vấn trực tuyến
Tư vấn trực tuyến
Đối tác/ khách hàng
Thamtu24h.org Luật 24h http://thamtutu.vn/tin-tuc-trong-nuoc/tham-tu-cuoc-chien-chong-hang-gia-hang-nhai/ Nghề luật Thám tử tư Thám tử 24h Dieutratu.com Ngheluat.net Luatsu24h.org

Luật nhà đất: Không thể thống nhất một giấy

Cập nhật: 28/5/2009 | 2:29:25 PM

Chuyện thống nhất các loại giấy tờ về nhà, đất, theo một quan chức, sẽ được giải quyết trong Luật sửa đổi một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản dự kiến trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp này.

Ảnh minh họa

Lý do được đưa ra: việc sửa đổi Luật đất đai và Luật nhà ở, những luật tạo ra nhiều giấy, không thể được thực hiện trước năm 2010; vả lại, vấn đề giấy tờ nhà đất cũng liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.

Dùng một luật trung lập để xóa bỏ các quy định chọi nhau trong các luật khác biệt thật ra chỉ là biện pháp chữa cháy, không xóa được tận gốc vấn nạn “sứ quân” trong quản lý nhà đất.

Ở các nước phát triển, nhà chức trách không quản lý tài sản của tư nhân. Có quyền sở hữu tài sản, người dân tự nhiên dựa vào quyền lực công để được hưởng sự bảo vệ đối với việc thực hiện quyền của mình. Sự bảo vệ của nhà chức trách, trong hoàn cảnh ấy, mang đầy đủ ý nghĩa của một dịch vụ công. Với ý nghĩa đó, hệ thống đăng ký bất động sản được xây dựng và được sử dụng như một công cụ chứng minh quyền sở hữu.

Thực tiễn cho thấy người có đất thường cũng là chủ sở hữu căn nhà nằm trên đất đó: đất và nhà chỉ thường là hai phần của một tài sản ở góc độ dân sự với cuộc sống pháp lý thống nhất và duy nhất. Bởi vậy, không ai ở vị trí của người cung ứng dịch vụ đăng ký tài sản mà lại yêu cầu chủ sở hữu tiến hành hai thủ tục đăng ký riêng biệt ở hai nơi, đối với hai thành phần của một tài sản: đòi hỏi quá phi lý về phương diện kinh tế.

Thậm chí trong trường hợp đất thuộc về một người, còn nhà thuộc về một người khác, càng cần có một hệ thống đăng ký duy nhất, bởi nó sẽ cho phép giải quyết gọn nhiều vấn đề nhạy cảm về điều chỉnh ứng xử của mỗi người trong quá trình khai thác tài sản và trong quan hệ hỗ tương.

Chẳng hạn, chủ sở hữu nhà nhưng không có quyền sở hữu đất mà muốn đi ra đường công cộng, vẫn buộc phải băng qua phần đất có nhà, nghĩa là phải sử dụng tài sản, thuộc sở hữu của người khác. Pháp luật thừa nhận cho chủ sở hữu nhà trong trường hợp này có quyền về lối đi qua, một loại địa dịch.

Do vậy, việc xác định các thể thức thực hiện quyền phải rành mạch, chặt chẽ thì mới tránh được tranh cãi, xung đột có thể dẫn đến rối loạn trật tự xã hội. Điển hình về các cuộc đôi co loại này, xảy ra cách nay hơn hai năm ở Hà Nội: chủ một bất động sản “mặt tiền” không cho phép chủ một bất động sản bị vây bọc ở phía sau mở lối đi qua trên đất của mình để ra đường công cộng.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy đăng ký, công khai các quyền địa dịch là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đó. Vả lại, việc đăng ký phải được thực hiện trong khuôn khổ một hệ thống thống nhất và duy nhất: nếu có đến hai hệ thống đăng ký riêng biệt, đối với nhà và đất, chắc chắn không có công cụ giao tiếp nào cho phép mô tả một quyền địa dịch của chủ nhà trong một sổ đăng ký, khi mà đối tượng chịu sự tác động của quyền đó, là đất, lại được đăng ký trong một cuốn sổ khác do một cơ quan khác lập và lưu giữ.

(Nguồn tin: 24h.com)